Xem thêm: tip bong da

Sự thật trần trụi, tàn khốc vừa được truyền thông Trung Quốc hé lộ, ẩn sau vẻ ngoài vô cùng hoành tráng, hào nhoáng của Học viện bóng đá lớn nhất thế giới Guangzhou Evergrande.

  • Fabio Cannavaro chê bóng đá Trung Quốc vội vàng, ảo tưởng
  • Vui chưa lâu vì thắng tuyển Việt Nam, bóng đá Trung Quốc lại lo lắng về cơn đại ác mộng
  • Báo Trung Quốc mong Việt Nam lập kỳ tích lịch sử bằng cách hạ gục Nhật Bản ở Mỹ Đình

Năm 2012, tập đoàn giàu có đình đám Trung Quốc, Evergrande ra mắt Học viện bóng đá Guangzhou Evergrande. Ngay lập tức, Học viện này gây chấn động thế giới, được đánh giá là học viện bóng đá lớn nhất thế giới.
Hình dung sơ lược về Guangzhou Evergrande, có một vài con số sau:
Ở mảng dạy văn hóa gồm 3900 m2 khu tiểu học, 4400m2 khu trung học cơ sở, 8700m2 khu thực nghiệm, 1500m2 khu thư viện, 3000m2 khu thể chất, 1800m2 khu khán phòng.
Mảng đào tạo bóng đá cũng có diện tích khổng lồ, gồm tòa nhà trung tâm rộng 6000m2, trung tâm thể dục rộng 2000m2 và 50 sân bóng đá.
Khu ký túc xá sinh viên rộng 21.000m2, khu ký túc xá cho giảng viên và nhân viên rộng 16.000m2, nhà ăn - siêu thị rộng 5000m2, nhà sinh viên rộng 3000m2...
"Tóm lại, Evergrande Football School là dự án đào tạo tài năng bóng đá trẻ khổng lồ, đáng ghen tỵ với mức đầu tư khủng" - tờ Sina nhận định.
Có nền móng cơ sở vật chất khổng lồ nhưng sau gần 10 năm đi vào vận hành, Học viện bóng đá Guangzhou Evergrande bên cạnh các kỉ niệm đẹp, đã có vô vàn nhức nhối, ung nhọt. Hiện tại, nơi đây đóng góp được rất ít cho bóng đá Trung Quốc.
Tờ Sina đã phỏng vấn ẩn danh một loạt nhân sự cũ của Evergrande Football School, bao gồm cựu quản lý F, HLV bóng đá Trung Quốc M, nhân viên phiên dịch Y và giáo viên văn hóa H. Những nhân vật này đã hé lộ rất nhiều chuyện "thâm cung bí sử" của Học viện bóng đá Guangzhou Evergrande.
Vì bài phỏng vấn quá dài, Sina chia làm hai, trong sáng nay đăng tải phần đầu. Chúng tôi xin lược dịch những nội dung chính.
1. Cắt giảm biên chế hàng loạt.
10/9 vừa rồi, 100 giảng viên và nhân viên Học viện nhận giấy thông báo việc triệu tập gấp, muốn các nhân sự bị điểm tên đến ký vào giấy chấp nhận nghỉ việc. Nếu tuân theo điều này, các nhân sự sẽ được hưởng lương tháng 9, kèm theo 1 khoản thưởng nhỏ. Để bức bách các nhân viên chấp nhận nghỉ việc sớm, Học viện còn đưa ra đề nghị khá oái oăm: Ai tới vào ngày 13, ngoài lương tháng 9 được thưởng thêm 3 ngày lương, tới ngày 14 chỉ được thưởng thêm 2 ngày lương, tới ngày 15 thì không được thưởng thêm mà chỉ nhận lương tháng 9.
Học viện đã yêu cầu nhiều giảng viên - nhân viên nghỉ việc quá đột ngột khi kết thúc kỳ nghỉ Hè, chuẩn bị vào năm học mới, khiến nhiều người không kịp xoay trở để tìm bến đỗ khác.
Trường hợp trên không phải lần duy nhất Học viện o ép các giảng viên, nhân viên của họ. Hàng trăm giảng viên, nhân viên của Học viện đã bị ép phải nghỉ việc, bị Học viện bôi xấu để làm lý do cho nghỉ.
Đã từng có trường hợp, một giáo viên không hài lòng với Học viện, trực tiếp tẩm xăng lên người trong lễ chào cờ, dọa tự thiêu để buộc giới lãnh đạo phải đừng ra đối thoại...
2. Màn "treo đầu dê bán thịt chó" của Real Madrid
Ban đầu, Học viện là sự kết hợp giữa tập đoàn Evergrande với CLB Real Madrid. Real phụ trách việc đưa nhiều HLV "xịn" tới đào tạo cầu thủ trẻ Trung Quốc, với những giáo án hiện đại nhất thế giới.
Nhưng sau này, Học viện phát hiện ra các HLV ngoại được Real cử tới, thực tế không phải nhân sự của CLB Hoàng gia Tây Ban Nha, mà gom góp lực lượng HLV trẻ từ khắp nơi tại Tây Ban Nha. Vì cách làm này, lực lượng HLV ngoại Real gửi tới chưa đạt yêu cầu phía Trung Quốc đưa ra và cũng không đúng với thỏa thuận. Nên phía Trung Quốc từ chối tiếp tục hợp tác với Los Blancos.