Khi Elliott Advisors giải cứu một AC Milan có nguy cơ phá sản vào 4 năm trước, kế hoạch – như thành viên hợp danh Gordon Singer đã giải thích – là “tạo ra sự ổn định tài chính đồng thời đưa CLB này trở lại với vị thế mà nó thuộc về tại bóng đá châu Âu”.


Xem thêm: https://lucky88.tv/news/detail/athle...a-libertadores


Và những kết quả tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng đã được tạo nên. Rossoneri đã chuyển mình từ một CLB kém cỏi, thậm chí là bất lực trong mọi khía cạnh, trở thành một nhà vô địch trị giá 1,2 tỷ euro. Những thành công đã đến với cả trong lẫn ngoài sân cỏ.


SỰ KIÊN ĐỊNH VỚI DỰ ÁN ĐƯỢC HOẠCH ĐỊNH, TIN TƯỞNG VÀO QUÁ TRÌNH
Trọng tâm của dự án được hoạch định dưới thời Elliott là một nguyên tắc cốt lõi rất đơn giản, khía cạnh bóng đá nhất định phải được xem trọng. Đáng buồn thay, hầu hết các quỹ đầu tư tư nhân hoặc quỹ đầu cơ đầu tư vào bóng đá đều chỉ coi điều này là thứ yếu. Lợi ích kinh doanh được họ đặt lên hàng đầu. Nhưng thực tế là cả hai nên đi đôi với nhau.


Một đội bóng “thường thắng” sẽ thường xuyên được góp mặt ở Champions League và Milan đã không thể làm được điều đó trong suốt 7 năm. Chiếc vé tham dự Champions League sẽ cung cấp cho CLB những nguồn lực lớn để tiếp tục đầu tư nâng tầm đội bóng. Bên cạnh đó, việc được tham dự đấu trường này sẽ nâng cao sức hấp dẫn của CLB đối với các cầu thủ khi tham gia thị trường chuyển nhượng cũng như những đối tác thương mại. Đó là cách để bạn phá vỡ một vòng luẩn quẩn của sự tầm thường và bước vào một chu kỳ sáng sủa hơn.


Nghe có vẻ đơn giản, phải chứ? Nhưng trong bóng đá chẳng có gì đơn giản cả!


Trong bóng đá, phí tổn lớn nhất chính là những gì liên quan đến bóng đá; tiền lương, phí chuyển nhượng, tiền hoa hồng, tiền thưởng. Elliott đã tiếp quản một CLB không thể đáp ứng yêu cầu hòa vốn được quy định trong các quy tắc của Luật công bằng tài chính mà UEFA đặt ra. Tình trạng chi tiêu vô lối, thiếu tính toán dưới thời các chủ sở hữu trước đó đã khiến quỹ đầu tư này không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận lệnh cấm tham dự đấu trường châu Âu 1 năm và đưa ra những quyết định cứng rắn mà về bản chất, chúng cực kỳ phản văn hóa và phi truyền thống tại Italy. Đội hình của Milan quá lớn, hao tổn quá nhiều chi phí, nhưng lại thiếu hiệu quả. Tổng lương cao thứ hai Serie A đã không được phản ánh trong những kết quả trên sân đấu, và những cầu thủ được hưởng thu nhập cao nhất đội đang tụt giá thê thảm thay vì tăng giá trị.


Chiến tích Champ19ns của AC Milan Sự thật về cuộc hồi sinh của gã khổng lồ 1
Thách thức mà chủ sở hữu mới phải đưa CLB này vượt qua chính là vừa phải cắt giảm chi phí, vừa phải nâng cao phong độ trên sân cỏ.


Thành công mỹ mãn chính là kết quả của nhiệm vụ này. Milan đã đi từ vị trí thứ 5 lên thứ 2 rồi đến đầu bảng, có được những bước nhảy vọt mạnh mẽ từ tổng số điểm 68, lên 79 rồi tới 86 với mức chi tiêu ròng khoảng 75 triệu euro, trong khi giảm 30% hóa đơn trả lương. Ngay cả khi Zlatan Ibrahimovic trở lại CLB vào mùa đông năm 2020, họ vẫn là đội bóng trẻ nhất Serie A với độ tuổi trung bình là 24,5.


Cần phải nói rõ rằng, con đường trở thành một nhà vô địch của Milan không phải lúc nào cũng suôn sẻ.


Khi Elliott tiếp quản quyền sở hữu CLB, Gennaro Gattuso đang là HLV trưởng và ông đã phải ra đi mặc dù vẫn còn 2 năm trong hợp đồng (tuyệt nhiên không đòi một đồng bồi thường nào). Sau đó, người kế nhiệm Gattuso là Marco Giampaolo đã bị sa thải chỉ sau 7 trận ở giải VĐQG.


Ngay cả Stefano Pioli – nhà cầm quân đã đưa Rossoneri giành Scudetto ở mùa bóng vừa qua – cũng không thể xoay chuyển tình thế ngay lập tức, với đỉnh điểm khủng hoảng chính là trận thua tan nát 5-0 trước Atalanta trong trận đấu cuối cùng trước Giáng Sinh năm 2019, và chật vật đánh bại Genoa 2-1 trong trận đấu cuối cùng trước khi lệnh Lockdown vì COVID-19 được thực thi, qua đó làm dấy lên những đồn đoán về chuyện Ralf Rangnick sẽ thay thế ông.


Trong BLĐ, giám đốc thể thao Leonardo đã rời CLB chỉ sau 1 năm nhậm chức. Huyền thoại Paolo Maldini, khi ấy đang là cộng sự của Leonardo với chức vụ “giám đốc phát triển và chiến lược thể thao”, đã đứng trước khả năng trở thành người tiếp theo bật khỏi BLĐ, và khả năng này đã xuất hiện thêm lần nữa khi giám đốc bóng đá Zvonimir Boban ra đi vì bất đồng gay gắt với những tính toán của các cấp trên.


Dự án được hoạch định rõ ràng đã có những thời điểm đối mặt với nguy cơ sụp đổ, nhưng rốt cuộc nó vẫn sống sót, và Milan trở thành một nhà vô địch.





Chiến tích Champ19ns của AC Milan Sự thật về cuộc hồi sinh của gã khổng lồ 2
AC Milan đã rất kiên định với đường lối được vạch ra, đề cao triết lý “trust the process” (tin tưởng vào quá trình), đặc biệt là khi đàm phán gia hạn với những bản hợp đồng sắp kết thúc của Gigio Donnarumma, Hakan Calhanoglu và Franck Kessie. Cả 3 đều được đề nghị những bản hợp đồng gia hạn phù hợp với ngân sách của CLB. Cả 3 đều nghĩ rằng họ có thể đòi hỏi nhiều hơn. Rốt cuộc, thay vì chiều ý những ngôi sao đang đóng vai trò trụ cột của đội này, Milan đã để họ ra đi vì 2 lý do. Một là CLB nhất quyết kiên định với chiến lược tìm về các cầu thủ có thể tạo ra những đóng góp lớn với chi phí phải tiêu tốn thấp. Hai là nếu bạn trả cao hơn giá trị thị trường cho mức lương của một cầu thủ, bạn sẽ sớm tạo ra các khoản nợ thay vì bảo toàn tài sản.


Ngay cả trong một dự án đã mang lại Scudetto sớm hơn dự kiến, sự kiên nhẫn là một yếu tố đã rất nổi bật. Lấy Rafael Leão làm ví dụ. Không ít người từng sớm đặt nghi vấn về khả năng phát triển và tỏa sáng của anh sau khi CLB chủ sân San Siro chiêu mộ cầu thủ trẻ người Bồ Đào Nha với mức phí 29,5 triệu euro vào năm 2019. Trong một thời gian dài, những cụm từ miêu tả phù hợp nhất về anh là “thiếu lửa” và “mưa nắng thất thường”. Các bản hợp đồng khác, đặc biệt là Theo Hernandez, đã sớm tạo nên những tác động lớn hơn và ổn định hơn. Ibrahimovic thậm chí từng bảo rằng Leão là cầu thủ duy nhất mà mình không thể dạy bảo ở Milanello.


Nhưng mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi ở mùa giải này – tức mùa giải thứ ba của anh ở Milan, với minh họa rõ ràng nhất chính là danh hiệu “cầu thủ xuất sắc nhất Serie A 2021-22” được Lega Serie A trao cho tiền đạo cánh người Bồ Đào Nha.