“Ân đền - oán trả”, tất cả những đau đớn, thất vọng mà Novak Djokovic đã phải “vay mượn” Alexander Zverev, ở Olympic Tokyo 2020, được “Nhà Vua ATP” đáp trả đầy đủ trong trận bán kết đơn nam thứ 2 của US Open 2021. Lại là một trận đấu khác, Djokovic thua trước 1 ván, để giành chiến thắng cuối cùng. Đây là lần thứ 10/10 anh tạo nên kết quả này trong mùa 2021. Cả 10 lần, anh đã “cướp đi linh hồn” của đối thủ, sau khi “lấy đi đôi chân” những người này.

4-6, đó chính là điểm số của ván đấu mở màn khi Djokovic đối diện Zverev “đáng ghét”, kẻ đã tước đoạt giấc mơ “săn Vàng”, cả tham vọng săn cú “Golden Slam” của tay vợt Đương kim số 1 thế giới người Serbia tại Thế vận hội Nhật Bản. Tính đến thời điểm đó, Zverev đã thắng 3/4 ván đấu gần nhất khi đối đầu với Djokovic. Liệu khi đó, đông đảo CĐV của anh có lo lắng trước cục diện, diễn biến bất lợi này hay không? Có thể có, cũng có thể là họ vẫn rất tin tưởng…
Nhưng quan trọng là, chính bản thân Djokovic, anh không hề mảy may run rẩy và dao động. Đó không phải là tính cách của anh, là thứ tâm lý đã rèn luyện anh trở thành 1 trong 3 tay vợt xuất sắc nhất mọi thời đại trong lịch sử quần vợt chuyên nghiệp thế giới, thậm chí sắp “đột phá bình cảnh”, qua mặt cả Rafael Nadal lẫn Roger Federer để trở thành “thiên thượng thiên hạ - duy ngã độc tôn”. Với Djokovic, việc để thua trước 1 ván đấu, thậm chí là 2, quá bình thường.
Xem thêm: https://truoctrandau.com/nhan-dinh-v...gay-13-09-2021

“Nhà Vua ATP” quật khởi, thắng ngược 6-2, 6-4 để dẫn ngược đối thủ với tỷ số 2-1. Tuy vậy, thế trận vẫn chưa trực tiếp nghiêng hẳn về phía Djokovic. Trong ván 4, tận dụng sơ sảy của đối thủ, Zverev thắng break-point ở game đấu thứ 2 (tận dụng cơ hội break thứ 2) và vượt lên dẫn trước với điểm số 2-1. Sau đó anh này cầm giao bóng, gia tăng cách biệt lên thành 3-1 và từ đó cho đến hết ván đấu thứ 4, Zverev duy trì khoảng cách 2 game, giành lấy thắng lợi cùng…
Vào lúc đó, Zverev là kẻ duy nhất trong mùa giải năm nay, dám thắng Djokovic đến 4 ván đấu/2 trận đấu liền kề. Thậm chí, nếu tạm tính điểm số ván, Zverev đã dẫn trước 4-3. Nhưng Djokovic vẫn luôn là Djokovic. Ở trận chung kết Roland Garros, anh từng để thua trước Stefanos Tsitsipas 2 ván đấu, trước khi quật khởi ngược dòng thắng 3 ván đấu cuối cùng. Việc bị Zverev cân bằng 2-2 trong trận bán kết này, vốn chẳng quá ảnh hưởng đến “đạo tâm” của Novak.
Trong ván đấu quyết định, ván đấu thứ 5, Djokovic lừng lững tiến thẳng lên phía trước, nơi cánh cổng dẫn vào trận đấu chung kết đơn nam đang từ từ mở ra. Anh thắng break-point ở game 2 để dẫn 2-0, thắng break-point game 4 để dẫn 4-0 và gia tăng khoảng cách lên thành 5-0 khi cầm giao bóng game tiếp theo. Anh liên tục để thua 2 game sau đó, trong đó, đánh mất game thứ 7, game cầm giao bóng. Nhưng anh thắng break-point tối quan trọng, đóng cửa ván đấu 6-2.
Đây là một lần hiếm hoi trong giải đấu năm nay, khán giả góp lời ủng hộ Djokovic. Đương nhiên, họ vẫn ủng hộ Zverev, nhưng thái độ dành cho tay vợt người Serbia không còn là la ó, làm ồn. Anh đã được công nhận phần nào, với màn trình diễn của mình, và anh biết ơn về điều đó: “Tôi muốn nói cám ơn đến tất cả các bạn, vì bầu không khí quá tuyệt vời ngày hôm nay. Hôm nay là bầu không khí tuyệt vời nhất mà tôi cảm nhận được ở giải đấu này cho đến tận lúc này…”.
“Đây là những khoảnh khắc mà chúng ta muốn sống để chứng kiến”, Djokovic tiếp tục nói lời cám ơn đám đông khán giả Mỹ trên khán đài SVĐ Arthur Ashe, những người “đã công tâm hơn” so với những trận đấu trước đây của anh, “Đây là kiểu, những cơ hội độc nhất vô nhị mà chúng ta mơ mộng mỗi ngày, để khi thức giấc, chúng ta lại cố gắng tìm kiếm động lực để lại bước ra ngoài đó, lập lại những thứ tương tự hết lần này sang lần khác. Mọi thứ đều sẽ đơm hoa kết trái khi bạn được chơi bóng trong SVĐ tuyệt vời này, dưới bầu không khí khó tin thế này. Xin cám ơn xác bạn rất nhiều, vì đã làm cho điều đó thật là đặc biệt ở trong ngày hôm nay!”.