U22 Việt Nam đã hoàn thành mục tiêu bước đầu là giành vé vào bán kết. Nhưng để gây ấn tượng mạnh hơn nữa trong những trận đấu khẳng định giá trị ở phía trước, đoàn quân của ông Philippe Troussier cần phải cải thiện hệ thống phòng ngự cho vững chãi hơn.


Xem thêm: ty le ca cuoc bong da


U22 Việt Nam cần gia cố hàng thủ
Mát lòng hàng công
So với “cơn khô hạn bàn thắng” trong các trận giao hữu trước thềm SEA Games 2023, U22 Việt Nam đã làm mát lòng khán giả khi chơi khá bùng nổ trong 3 trận đấu vừa qua với 7 pha lập công. Hẳn nhiên, đoàn quân của ông Philippe Troussier cũng có chút may mắn khi có những bàn thắng đến từ pha đá phản của đối thủ. Nhưng cũng cần phải nói lại rằng, những bàn đá phản ấy đều đến từ áp lực mà U22 Việt Nam tạo trên phần sân đối phương. Bộ ba Văn Đô, Văn Tùng và Thanh Nhàn trên hàng công đã tạo được dấu ấn khá mạnh mẽ. Lối chơi thiên về sức mạnh và tốc độ của 3 mũi giáp công này đã giúp cho các miếng triển khai hãm thành của U22 Việt Nam nhanh, mạnh và dứt khoát, khiến cho hàng thủ của đối phương nhiều phen trở tay không kịp. Trong đó, Văn Tùng đã cho thấy niềm tin đặt vào anh là hoàn toàn đúng khi có hiệu suất ghi bàn cao nhất đến thời điểm này của SEA Games 2023 (ghi bàn ở cả 3 trận đấu).


Có thể thấy, HLV Troussier đã xác định được bộ khung chuẩn cho U22 Việt Nam. Sau một vài điều chỉnh ở 2 trận gặp U22 Lào và U22 Singapore, đội hình mạnh nhất đã được xác định ở cuộc đối đầu với U22 Malaysia. Khả năng tổ chức tấn công của U22 Việt Nam đã mạch lạc hơn. Không còn dựa vào cánh phải của Văn Cường, cánh trái của Minh Trọng cũng đang cho thấy sự lớn mạnh và sắc sảo. Bàn nâng tỷ số lên 2-0 xuất phát từ pha xẻ biên của Tuấn Tài trước khi Minh Trọng căng ngang để Văn Tùng cắt mặt đánh đầu ghi bàn thắng.


Chỉnh đốn phòng thủ
Đôi lời khen ngợi cho khả năng săn bàn nhưng để chơi tốt trong các trận đấu phía trước, đoàn quân của ông Troussier vẫn cần phải cải thiện nhiều ở hệ thống phòng ngự. Có thể thấy, cả 3 bại tướng vừa qua đều đã khiến cho U22 Việt Nam gặp nhiều khó khăn, khung thành bị đe dọa nghiêm trọng mỗi khi đối thủ tạo áp lực. U22 Việt Nam chỉ lọt lưới 2 bàn sau 3 trận nhưng điều đó không có nghĩa hệ thống phòng thủ của đội nhà là điểm tựa đáng tin cậy. Đơn cử như trước U22 Malaysia, khung thành của U22 Việt Nam đã có nhiều phen chao đảo khi đối thủ vùng lên để tìm kiếm bàn gỡ, trong đó có 1 tình huống bóng dội khung thành. Rõ ràng, chỉ có may mắn ủng hộ nên Văn Chuẩn đã không phải vào lưới nhặt bóng nhiều hơn. Có một thực tế rằng khi đối phương gây áp lực, các tiền vệ trung tâm của U22 Việt Nam tỏ ra lúng túng, không có được một sự tỉnh táo nhất định trong các pha tranh chấp hay giải vây để rồi sức ép đè nặng lên các hậu vệ. Nói cách khác, khả năng phòng ngự từ xa của U22 Việt Nam chưa thực sự đảm bảo hiệu quả. Bàn gỡ 1-2 của U22 Malaysia là lỗi của hệ thống khi Thái Sơn phạm lỗi giúp cho U22 Malaysia được hưởng quả phạt gần vạch 16m50. Sau đó, sai sót của Văn Chuẩn trong bắt bóng không dính đã tạo cơ hội cho đối thủ có được bàn thắng rút ngắn tỷ số, qua đó, lên tinh thần và tạo áp lực lớn đối với khung thành của U22 Việt Nam. Những lỗi trong tổ chức phòng ngự của U22 Việt Nam cũng xuất hiện trước 2 đối thủ yếu như U22 Lào và U22 Singapore khi đối thủ nhiều thời điểm gây áp lực, tấn công để tìm kiếm bàn thắng.


U22 Thái Lan hay U22 Indonesia đều là những đội bóng có khả năng tổ chức tấn công rất mạnh, chơi kiểm soát bóng rất hiệu quả. Thế nên, U22 Việt Nam cần phải cải thiện khả năng cầm bóng của các tiền vệ cũng như tổ chức hệ thống phòng ngự để có thể đứng vững trước mọi sóng gió.